P’apiu Resort và nỗ lực tiên phong phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang
Ẩn mình giữa núi rừng nguyên sơ Đông Bắc, P’apiu Resort không chỉ là khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên dành cho cặp đôi mà còn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang.
Du lịch bền vững từ góc nhìn của P’apiu Resort
Nhắc đến du lịch bền vững có lẽ là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Xuất hiện ở Việt Nam một thời gian khá dài, xu hướng làm du lịch gắn với các mục tiêu phát triển bền vững được nhiều đơn vị đẩy mạnh hơn bao giờ hết trong khoảng 10 năm gần đây. Đặc biệt tác động của đại dịch Covid-19 như cú hích khiến chúng ta nhìn nhận lại các vấn đề về môi trường, sự sống và tương lai một cách nghiêm túc hơn. Du lịch bền vững hướng tới sự cân bằng tự nhiên và bảo tồn văn hóa vì vậy càng trở nên phù hợp…
Nhìn từ trên cao P’apiu nằm ẩn mình giữa núi rừng Bắc Mê (Nguồn: P’apiu)
Vào thời điểm P’apiu ra đời, du lịch bền vững ở Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng kết quả thực tế còn hạn chế. Phần lớn các đơn vị làm du lịch nhìn nhận mô hình này dưới hình thức các tour du lịch có yếu tố “bền vững” gắn liền với các hoạt động như tham quan rừng nguyên sinh, nhặt rác ở bãi biển hay khuyến khích hạn chế sử dụng đồ nhựa trong chuyến đi…
Lối đi trong khu nghỉ dưỡng được thiết kế khép léo tránh phải chặt cây xanh (Nguồn: P’apiu)
Với P’apiu, du lịch bền vững không chỉ là một tuyên ngôn mang tính thời điểm. Sự bền vững trong du lịch sẽ không dễ dàng có được nếu chỉ dừng lại ở các tour trải nghiệm. Du lịch bền vững cần những nỗ lực dài hơi, sự kết hợp của nhiều bên và một phương án toàn diện làm sao có thể tăng tối đa những tác động tích cực đồng thời giảm tác động tiêu cực của quá trình vận hành du lịch ở cả hiện tại và tương lai.
Bước chân đầu tiên trên hành trình làm du lịch bền vững
P’apiu chọn phát triển du lịch bền vững không phải quyết định tự phát hay đi theo xu hướng mà có kế hoạch từ những ngày đầu xây dựng với những cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
P’apiu nằm trọn trên đỉnh Bắc Bìu, dãy núi chạy dọc theo dòng sông Gâm thơ mộng của huyện Bắc Mê. Dù địa thế tự nhiên không được thiên nhiên ưu đãi, nhưng nơi đây lại rất phù hợp để phát triển nghỉ dưỡng. Những cánh rừng nguyên sinh điệp trùng mang tới không khí trong lành ít nơi có được; dân cư thưa vắng, dịch vụ chưa phát triển cùng khu bảo tồn Voọc Mũi hếch quý hiếm…P’apiu cũng chỉ cách thành phố Hà Giang chưa đầy 18km nên khá thuận tiện cho việc di chuyển.
Dù ở điểm nhìn nào cũng luôn có thiên nhiên xung quanh (Nguồn: P’apiu)
Có lẽ nhờ xác định được hướng đi rõ ràng từ đầu, khi xây dựng P’apiu hạn chế tối đa thay đổi hệ sinh thái địa phương, tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng thay vì đổi mới hoàn toàn bằng các thiết kế nhân tạo. Các villa được đặt ở vị trí thích hợp để tránh chặt cây xanh. Dù bạn đứng ở vị trí nào ở khu nghỉ dưỡng, The Mellow, nhà gỗ The Fluffy hay Layla Qays cũng có thiên nhiên ôm trọn. Đó là lý do nhiều du khách không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy một P’apiu khiêm nhường ẩn mình giữa núi rừng chứ không phải resort tráng lệ trước mắt.
Định hướng phát triển du lịch bền vững của P’apiu Resort
Hướng tới những gì tự nhiên nhất, nguyên bản nhất luôn là kim chỉ nam trong mọi chính sách bảo vệ môi trường của P’apiu. Nếu như có cơ hội trải nghiệm ở P’apiu bạn sẽ nhận thấy các villa được thiết kế ở nơi đón nắng để tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên. Bên cạnh tiết kiệm điện, P’apiu nói không với nhựa khi tất cả đồ vật sử dụng trong khu nghỉ dưỡng được làm từ gốm, thủy tinh và nguyên liệu dễ phân hủy hoặc có thể tái chế. P’apiu cũng nỗ lực vào hạn chế tình trạng thiếu sạch ở Hà Giang khi lựa chọn bể sục Jacuzzi thân thiện với môi trường.
Mọi đồ vật trong khu nghỉ dưỡng được làm từ gốm, thủy tinh và nguyên liệu có thể tái chế(Nguồn: P’apiu)
Về văn hóa, P’apiu luôn trân trọng việc bảo tồn những giá trị truyền thống bản địa trong du lịch. Từ kiến trúc nhà trình tường của người Mông được thể hiện qua The Mellow hay những sắp xếp nội thất mang nét đặc trưng của đồng bào vùng cao, cho đến các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, lễ hội đều cho thấy nỗ lực của P’apiu trong gìn giữ và phát triển văn hóa Hà Giang.
The Mellow mang nét đặc trưng nhà trình tường truyền thống của người Mông (Nguồn: P’apiu)
Điều khiến P’apiu tự hào nhất là những cố gắng của P’apiu đã mang tới những thay đổi tích cực về kinh tế – xã hội cho cộng đồng địa phương. Ở thời điểm hiện tại, 80% nhân viên ở P’apiu là người dân bản địa. Nhớ lại những ngày đầu khi P’apiu chưa được xây dựng, họ chủ yếu làm nông nghiệp, không có nghề phụ và thiếu việc làm. Trong suốt hai năm, P’apiu đã tổ chức các lớp đào tạo để giúp họ thay đổi nhận thức về dịch vụ cũng như trang bị kiến thức làm du lịch bền vững. Đó là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, bao dung vô cùng lớn. Nhưng trên hết đó là niềm tự hào bởi giờ đây những người dân địa phương đã có điều kiện sống tốt hơn và trở thành những đại sứ du lịch thực thụ.
P’apiu tạo cơ hội việc làm và trang bị kiến thức du lịch cho người dân bản địa (Nguồn: P’apiu)
Ở hiện tại, P’apiu không ngừng nỗ lực hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng trong tiến trình Travelife Accommodation Sustainability để nhận chứng chỉ quốc tế về du lịch bền vững. Những buổi đào tạo cùng chuyên gia nước ngoài, những điều chỉnh chi tiết hơn trong chính sách…đều cho thấy cố gắng của đội ngũ P’apiu hướng đến phát triển du lịch bền vững một cách sâu rộng và có hiệu quả.
Nếu như quá trình xây dựng khu nghỉ dưỡng vốn không dễ dàng thì việc vận hành đúng với hướng đi bền vững lại càng thử thách. Thật may mắn trên hành trình đó P’apiu luôn nhận được sự ủng hộ của mỗi nhân viên và cả du khách ghé thăm khu nghỉ dưỡng. Du lịch bền vững vì lợi ích của tất cả mọi người đồng thời cũng xuất phát từ nỗ lực không chỉ của riêng ai – đó là điều P’apiu hướng đến trong suốt những năm qua và cả trong tương lai.